Theo dõi Tin tức công nghệ, nắm bắt Cơ hội hấp dẫn!

Theo dõi Tin tức công nghệ, nắm bắt Cơ hội hấp dẫn!

DWN chia sẻ nhiều thông tin hữu ích, thú vị và các Chương trình Ưu Đãi ĐẶC BIỆT thường xuyên.
Articles

VPN Connection – Kết nối Mạng riêng ảo

Ngày cập nhật: 17/08/2020

Những rủi ro trên sẽ được hạn chế rất nhiều khi dùng VPN. Nó bảo vệ tối đa các giao dịch tài chính hay thao tác truy xuất dữ liệu cần bảo mật khỏi kẻ trộm, cũng như giúp trình duyệt web trở nên mạnh mẽ và an toàn hơn.

Có lẽ, quý độc giả đã ít nhiều nghe đến danh từ VPN (Virtual Private Network - Mạng riêng ảo) và ích lợi rất nhiều mặt của nó trên xa lộ thông tin internet từ người quen hay phương tiện truyền thông. Từ đó, chúng ta có một số câu hỏi thông thường được đặt ra:

- VPN là gì?

- Đặc điểm và cách thức hoạt động của VPN ra sao?

- Lợi ích giải pháp VPN mang đến thế nào?

Ở loạt bài trước, chúng tôi đã đề cập các giải pháp cho VPN Teleworker. Bài viết này, DWN trân trọng gửi đến quý độc giả đôi nét về VPN đang được dùng rất phổ biến hiện nay.

Khi bạn làm việc ở nơi cách xa công ty hoặc một nơi làm việc không cố định như quán cà phê, bạn muốn kết nối đến hệ thống công ty như thể bạn đang hiện diện ở đấy. Hoặc, khi đang ở nhà, bạn truy xuất đến một nguồn tài nguyên dữ liệu nào đó có tính bảo mật cao qua internet. Bạn đang tìm cách nào đó để mọi thứ được tối ưu.

Giải pháp an toàn và chi phí hiệu quả để giải quyết những vấn đề trên; đó là, bạn nên sử dụng VPN.

1. Lý do cần sử dụng giải pháp VPN

Bạn biết đấy, vì là mạng thông tin công cộng, internet luôn tiềm ẩn rủi ro an toàn thông tin. Khi tham gia và hệ thống khổng lổ này, bạn cần tự bảo vệ mình và hệ thống đang truy cập đến cũng cần được bảo toàn. Do đó, VPN giúp những lưu thông mà bạn đang hướng đến có quyền riêng tư và ẩn danh (anonimity) trên mạng internet. Nó “che giấu” địa chỉ IP và các hành động của bạn khỏi con mắt người khác muốn can thiệp vào. Giả sử, bạn đọc email, mở file quan trọng được chia sẻ hoặc giao dịch chuyển khoản trực tuyến. Tất cả thao tác của bạn có thể có ai đó nghe trộm; cho dù bạn đăng nhập wifi với mã phức tạp vì một số phương thức xác thực và mã hóa thông tin cũ trước đây không còn đảm bảo an toàn.

Những rủi ro trên sẽ được hạn chế rất nhiều khi dùng VPN. Nó bảo vệ tối đa các giao dịch tài chính hay thao tác truy xuất dữ liệu cần bảo mật khỏi kẻ trộm, cũng như giúp trình duyệt web trở nên mạnh mẽ và an toàn hơn.

Hơn nữa, khi công ty bạn phát triển nhiều chi nhánh cách xa nhau, đồng nghĩa với việc mạng lưới thuê bao đường truyền dẫn kết nối với nhau sẽ được “phình” to hơn. Bài toán tăng thêm đường kết nối WAN từ chi nhánh đến trụ sở công ty thông qua nhà cung cấp dịch vụ (ISP) sẽ khiến cho số tiền đầu tư ban đầu và duy trì hàng tháng tăng nhiều. Thuê bao Kết nối WAN tuy tốt về khía cạnh bảo mật vì nó đảm bảo tính riêng tư, nhưng về chi phí đầu tư tài chính, đó là một con số không nhỏ; do phải mua sắm thêm thiết bị và chí phí quản lý. Giải pháp VPN sẽ là tối ưu nếu bạn nhắm đến việc giảm thiểu tối đa các con số kể trên.

2. VPN hoạt động ra sao?

Nếu bạn kết nối qua internet không dùng VPN đến mạng công ty, địa chỉ IP của bạn có thể sẽ được kẻ trộm “nghe lén” trên đường truyền nhận ra. Tùy vào khả năng chuyên môn IT, kẻ trộm sẽ theo dõi, lần ra và tổng hợp mọi dấu vết của bạn khi bạn truy xuất đến tài nguyên tại công ty của bạn. Khi có đầy đủ thông tin, câu chuyện tấn công hệ thống thông tin của công ty chỉ là vấn đề thời gian.

Với kết nối VPN, mọi thứ là khác biệt khiến kẻ trộm khó có thể xác định thông tin. Bạn sẽ có một địa chỉ IP không giống như kết nối thông thường. Kẻ trộm khó nhận ra IP này. Hơn thế nữa, để ẩn danh, VPN giúp tạo đường hầm (tunnel) riêng cho kết nối của bạn ở giữa đám mây internet. Khi tunnel được hình thành bằng việc dùng một trong các giao thức bảo mật như PPTP, L2TP, IPSEC hay SSH; dữ liệu được mã hóa ở 2 phía gửi - nhận. Khi đó, bạn hãy tưởng tượng rằng, dòng dữ liệu được đóng gói cẩn thận theo cách thức riêng và được mã hóa chảy trong tunnel; chỉ hai nơi đầu cuối này mới có thể giải mã nhận ra nhau. Dòng chảy dữ liệu trong Tunnel VPN được đảm bảo an toàn khi bên ngoài tunnel là mạng công cộng hoặc internet kém bảo mật.

3. Cách thiết lập kết nối VPN và sử dụng giải pháp Cisco Meraki

Có 02 loại mô hình VPN phổ biến hiện nay:

- VPN Client (tên khác là Remote Access VPN): dùng cho số lượng nhỏ người dùng như trong các giải pháp SOHO, giải pháp Teleworker mà chúng tôi đã đề cập ở bài trước.

- VPN Site-to-Site: cho phép nhiều văn phòng chi nhánh cố định kết nối đến hệ thống trụ sở hay 2 nơi cố định kết nối với nhau thông qua đường truyền internet. Site-to-site VPN lại được phân ra 2 loại: Intranet-based và Extranet-based.

Để thiết lập kết nối VPN, điều cần thiết trước tiên, thiết bị kết nối mạng tại công ty của bạn phải hỗ trợ việc thiết lập VPN. Ngày nay, nhiều công ty công nghệ đã đang mang nhiều dòng sản phẩm của họ đến với người dùng; trong đó, không ít thiết bị có tính năng tạo kết nối VPN.

Đề cập những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới, Cisco System vẫn là sự lựa chọn ưu tiên. Đa phần các dòng sản phẩm truyền thống của Cisco System có hỗ trợ rất tốt cho việc tạo VPN.

Khi mối lương duyên Cisco - Meraki được lập nên qua khoảng hơn 1 thập kỷ đến nay, thế giới công nghệ có thêm nhiều dòng sản phẩm mang tên MR (wifi), MX (firewall) và MS (switch), Z3/Z3C. Chúng hỗ trợ rất tuyệt trong các loại VPN kể trên; thậm chí còn hơn thế nữa do mọi thứ được quản lý bằng điện toán đám mây (cloud-managed). Cloud hóa là xu thế tất yếu và đang phát triển rất mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ toàn cầu hiện nay.

Tùy vào yêu cầu cụ thể mà người dùng sử dụng hình thức VPN nào. Trong các giải pháp Cisco Meraki mà DWN đã triển khai ở các dự án lớn, đa phần đều mang lại cho khách hàng 6S. Quý độc giả xem lại loạt bài trước để chi tiết hơn tiêu chí tuyệt vời này. Đây cũng là đặc điểm nổi trội nhất khi bạn sử dụng sản phẩm Cisco Meraki.

Về tất cả loại thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc giải pháp Cisco Meraki, quý độc giả vui lòng đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh truyền thông của DWN như Facebook, Twitter, LinkedIn, email (digitalworks@dwn.vn) hoặc hotline 0909049910 - 0365034809 để nhận được giải đáp chi tiết.

Liên hệ với chúng tôi!

Địa chỉ

* Trụ sở chính: 35/3 Đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

* Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2, Toà nhà Kim Ánh, Số 1 - ngõ 78, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

* Chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 3, Tòa Nhà Indochina Riverside Đà Nẵng, 74 Bạch Đằng, Hải Châu

Liên hệ

* Phòng Sales: Sales@dwn.vn

   Hotline: 0908 151 409

* Tư vấn: Presales@dwn.vn (0908 151 409)

* Liên hệ đối tác: digitalworld@dwn.vn

Công ty thành viên: EmiNET Vietnam

http://www.eminet.com.sg/

Call