Bốn sai lầm về "CNTT" mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên mắc phải
Bên cạnh các "doanh nghiệp start-up" đang ngày càng phát triển nhanh chóng nhờ tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin. Thì vẫn còn tồn đọng, một số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển một cách chậm chạp và ngụp lặn sau đại dịch covid-19, Hãy cùng DWN tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt này.
1. Bảo mật chưa phải là vấn đề cấp thiết
Nếu là chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phải khi nhìn thấy các tiêu đề, các bài báo nói về các vụ tấn công mạng. Bạn sẽ thường trấn an bản thân bằng những câu nói như kiểu “Nó chỉ xảy ra với các doanh nghiệp lớn thôi!” hay “Doanh nghiệp mình thì có gì để họ phải tấn công chứ!”. Đây hầu hết đều là quan điểm chung mà những nhà quản trị của hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới đưa ra. Nhưng thật chất, hàng loạt những cuộc “tấn công mạng” nhắm vào phân khúc doanh nghiệp này vẫn thường xuyên xảy ra, chỉ có đều tên tuổi của những tổ chức này không đủ sức ảnh hưởng để xuất hiện trên mặt báo. Và từ đó, chúng ta nghĩ rằng, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thì không có rủi ro bị tấn công.
Có 2 lý do mà các phân khúc doanh nghiệp này bị các tội phạm mạng nhắm đến. Đầu tiên, là khi các doanh nghiệp lớn ngày càng ưu tiên cho việc bảo mật, làm cho các cuộc đột nhập trở nên khó khăn hơn. Từ đó, Các “Hacker” phải nhắm đến những doanh nghiệp nhỏ hơn để thực hiện ý đồ của mình. Thứ hai, là việc tấn công các doanh nghiệp nhỏ hơn là bước đầu tiên để “tội phạm mạng” nhắm đến các ông lớn trong cùng lĩnh vực. Hay tấn công các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ là đối tác hoặc khách hàng với các tập đoàn lớn chính là bước đệm để “tin tặc” thực hiện mưu đồ cuối cùng của mình.
2. Không nghĩ đến một tương lai dài hạn
Khi một chủ doanh nghiệp đầu tư cho một “hạ tầng mạng”, bạn nghĩ họ sẽ nghĩ đến điều gì từ chi phí đầu tư này? Đa số sẽ cho rằng “Đây chỉ là một dạng cơ sở vật chất dùng để cung cấp Internet cho các nhân viên trong doanh nghiệp hoạt động”. Điều này không sai nhưng chắc chắn là còn thiếu sót, một sự thiếu sót hết sức tai hại. Đó là lý do vì sao tại các tập đoàn lớn, ngoài các vị trí như CEO (giám đốc điều hành), CFO (giám đốc tài chính), thì còn một vị trí chiến lược quan trọng nữa là CTO ( giám đốc công nghệ thông tin). Người đóng vai trò chuyên phụ trách các vấn đề về so sánh, đầu tư, nghiên cứu … các giải pháp công nghệ và kỹ thuật.
Đối với một dạng cơ sở vật chất bắt buộc một tổ chức phải trang bị nếu muốn vận hành và hoạt động, thì việc đầu tư cần phải có một chiến lược kĩ càng, nghiêm túc để tránh tình trạng công nghệ mau chóng xuống cấp, chi phí tái đầu tư & mở rộng cao, và thời gian sử dụng ổn định quá ngắn.
3. Chưa phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực đang có
Ở đây, nếu nói là các nguồn lực mà doanh nghiệp đang có như: nhân lực, vật lực, công nghệ … Không chịu phát huy hết khả năng là không hoàn toàn chính xác, mà đúng hơn là không thể phát huy hết khả năng. Bởi vì, khi làm việc dưới một “hạ tầng mạng” lúc nào cũng chập chờn, đang làm gần xong bản báo cáo thì bỗng nhiên rớt mạng phải làm lại từ đầu, thì thử hỏi nhân viên nào có thể yên tâm làm việc. Hay trong khi máy móc đang chạy thì nguồn cung cấp điện đột ngột xảy ra vấn đề, phải khởi động máy lại, thì thử hỏi máy móc nào có thể hoạt động hết công suất và duy trì được tuổi thọ lâu dài.
4. Đầu tư một giải pháp network sơ sài
Thực sự, 3 yếu tố trên tựu chung lại đều đến từ một nguyên nhân cốt lõi đó là doanh nghiệp chưa đầu tư nghiêm túc vào một “giải pháp network”. Có thể vì đặc thù là một nhà quản trị kinh doanh nên họ không có được một cái nhìn chính xác về các giải pháp công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp network.
Vì nó không trực tiếp tạo ra các giá trị mà người mọi người đều có thể nhìn thấy, nhưng lại đóng vai trò là cầu nối, là thành phần chi phối tất cả các hoạt động khác để doanh nghiệp tạo ra những thành phẩm cuối cùng. Giống như trong một đội bóng, mọi người đa số nhớ đến những bàn thắng và cầu thủ tạo nên bàn thắng ấy. Nhưng đắng sau đó, để có được những bàn thắng, những khoảnh khắc tỏa sáng ấy là sự làm việc xuất xắc của cả một tập thể, một hệ thống luôn luôn hoạt động ổn định.
Văn Phúc