Covid-19 đã làm thay đổi nhu cầu bảo mật của doanh nghiệp như thế nào?
Với sự xuất hiện của Covid-19, những hoạt động mang tính tập trung của con người ngày càng trở nên khó khăn. Tương tự với môi trường doanh nghiệp, việc để nhân viên làm việc tại nhà cũng là xu hướng bắt buộc trong bối cảnh hiện nay. Điều này không chỉ làm thay đổi và gián đoạn một số hoạt động sản xuất & kinh doanh, mà nó cũng làm thay đổi luôn các nhu cầu về bảo mật đối với doanh nghiệp.
1) Ưu tiên vào những giải pháp bảo mật các thiết bị đầu cuối
Trước đây, khi tất cả nhân viên đều làm việc tại một văn phòng cố định, hoạt động trong hệ thống mạng chung do doanh nghiệp cung cấp và dưới sự quản lí của bộ phân IT vận hành. Việc bảo mật, chỉ diễn ra xoay quanh việc bảo vệ một hệ thống mạng duy nhất nghĩa là bộ phận IT chỉ cần đảm bảo các nguồn ra vào Internet trong hệ thống mạng của doanh nghiệp được an toàn thì hầu như họ sẽ giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ hệ thống bị “tin tặc” tấn công. Nhưng hiện nay, với các chỉ thị giãn cách của chính phủ để đảm bảo an toàn cho mọi nhân viên và gia đình của họ trước dịch bệnh covid-19, buộc các chủ doanh nghiệp phải sắp xếp để nhân viên có thể làm việc tại nhà.
Khi đó, số lượng nhân viên của mỗi doanh nghiệp sẽ truy cập vào hệ thống, vào các phần mềm làm việc của doanh nghiệp từ khắp mọi nơi và từ nhiều nguồn Internet khác nhau. Vì vậy, bộ phận IT sẽ không thể nào kiểm soát được tất cả những sự truy cập này. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều con đường khác nhau truy cập vào hệ thống mạng, kho dữ liệu của doanh nghiệp thay vì chỉ có một con đường duy nhất như trước đây.
Để đối phó với tình trạng này, cách tốt nhất là chuyển từ bảo mật hệ thống sang bảo mật các thiết bị đầu cuối của nhân viên. Doanh nghiệp sẽ phải cấp hoặc chỉ định nhân viên sử dụng những thiết bị được cho phép và trên những thiết bị này sẽ được trang bị những phần mềm như: Antivirus, bảo mật DNS, bảo mật Ransomeware … Và thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan về vấn đề “an ninh mạng” để đảm bảo an toàn cho thiết bị của từng nhân viên nói riêng và hệ thống của doanh nghiệp nói chung.
2) Cẩn trọng trong việc lựa chọn các giải pháp hội họp trực tuyến
Có thể nói, các phần mềm hội họp trực tuyến chính là chiếc chìa khóa mở ra xu hướng làm việc từ xa trong bối cảnh hiện nay. Đây là giải pháp mang đến một không gian trực tuyến giúp các tổ chức tạo ra một nơi làm việc và hội họp cho mọi nhân viên của mình ở bất kỳ đầu trên thế giới với điều kiện thiết bị của họ có kết nối Internet. Nhưng một điều mà các doanh nghiệp vẫn đang trăn trở là khi mà hầu như những cuộc họp từ nhỏ đến lớn, từ thường kỳ cho đến đột xuất, từ bình thường cho đến quan trọng đều bắt buộc phải diễn ra trên những nền tảng trực tuyến, nhưng đây vẫn là một không gian do một bên thứ ba cung cấp, và họ không chắc chắn rằng liệu những thông tin diễn ra trong không gian này có được bảo mật hay không, hay liệu nó có thể bị một bên thứ ba lưu trữ lại một cách trái phép hay không?
Cũng có một trường hợp nữa là lợi dụng vào việc các phần mềm trực tuyến đang là thiết bị chính yếu mà mọi doanh nghiệp đều phải trang bị để duy trì hoạt động. Khi đó, các tổ chức không rõ nguồn gốc có thể thiết kế những phần mềm trực tuyến này để rao bán với mức giá rẻ hơn so với những giải pháp trực tuyến khác trên thị trường. Và mục đích chủ yếu là thâm nhập vào các cuộc họp để đánh cấp những thông tin mật, hoặc là cơ sở gián tiếp để tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp. Chính vì vậy, DWN đã có một bài viết về việc đánh giá những phần mềm trực tuyến đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng trên thị trường để quý doanh nghiệp tham khảo và lựa chọn những giải pháp phù hợp cho lĩnh vực mà mình đang hoạt động.
3) Tìm kiếm những giải pháp có tính linh động cao
Trong bối cảnh mà dịch bệnh covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, hoặc tệ hơn là trong tương lai thế giới sẽ còn xuất hiện những thiên tai nào tương tự như đại dịch covid-19 nữa hay không? Vẫn đang là những trăn trở của người chủ doanh nghiệp trong việc phát triển tổ chức của mình sao cho có thể thích ứng tốt nhất với những biến cố tương tự như vậy sau bài học từ đại dịch. Điển hình nhất cho bài học này là về xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp bán lẽ. Nếu như lúc trước các doanh nghiệp bán lẽ thi nhau tranh dành từng khu vực mặt bằng để mở những cửa hàng và cũng trang bị một hệ thống mạng tương tự để phục vụ cho nhu cầu mở rộng này, thì giờ đây khi việc mua sắm online đang trở thành xu hướng mua hàng phổ biến của người tiêu dùng sau đại dịch, họ phải gánh chịu phần chi phí mặt bằng khổng lồ nhưng không mang lạim mức thu nhập tương tự và những tài nguyên công nghệ cũng rơi vào tình trạng đầu tư dư thừa.
Và các giải pháp công nghệ đám mây đóng vai trò như một “liều vaccine công nghệ” giúp doanh nghiệp giải quyết những sự trăn trở này. Bên cạnh việc tạo ra những kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ và nhân viên có thể truy cập một cách thuận tiện từ bất kỳ đâu để tìm kiếm những thông tin cần thiết cho công việc của mình, dựa trên chính sách thiết lập truy cập được đặt ra từ bộ phận vận hành. Công nghệ đám mây còn tạo ra những không gian trực tuyến để doanh nghiệp làm việc, trao đổi và kinh doanh mà không cần phải xây dựng những văn phòng, những cửa hàng với chi phí mặt bằng đất đỏ. Ngoài ra, với giải pháp network Cisco Meraki, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng, cắt giảm và thay đổi quy mô trong hệ thống mạng một cách linh động để thích ứng với những sự rủi ro, cũng như nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội kinh doanh trong tương lai.
Văn Phúc