Công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí nào?
Công nghệ thông tin là một trong những chi phí đầu tư đắt đỏ nhất hiện nay đối với doanh nghiệp, nhưng “đắt xắt ra miếng” chính là thành ngữ miêu tả chính xác nhất về tiện ích mà kết quả đầu tư này mang lại. Hãy cùng DWN, điểm qua những chi phí mà công nghệ đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm dưới đây:
1. Tiết kiệm chi phí mặt bằng
Một trong những trào lưu nở rộ mạnh mẽ nhất trong thời gian vừa qua chính là “kinh doanh online”. Chỉ cần bạn có một sản phẩm chất lượng, giá tốt và mang lại lợi ích cho người sử dụng, rồi cứ thế đăng lên những trang mạng xã hội những ai có nhu cầu sẽ liên hệ, sau khi 2 bên thỏa thuận phương thức giao hàng và thanh toán thì đơn hàng sẽ được vận chuyển đến khách hàng. Không cần mặt bằng để trưng bày sản phẩm, không cần các thủ tục đăng kí kinh doanh phức tạp, không cần thuê nhân viên ở mọi cửa hàng. Nhờ đó, mà người mua có được thứ mình cần với giá cả hợp lý, và bất cứ ai cũng có thể có thêm một nguồn thu nhập khác vừa hiệu quả, vừa linh động về thời gian.
Đối với doanh nghiệp, mô hình “kinh doanh online” cũng diễn ra theo cách tương tự nhưng với danh mục sản phẩm đồ sộ hơn và bộ máy vận hành bên trong cũng quy mô hơn về: con người, cơ sở vật chất và đặc biệt là “hạ tầng công nghệ” … Điểm chung vẫn là tiết kiệm chi phí mặt bằng khi mà giá bất động sản tại những thành phố lớn đang ngày đắt đỏ. Các sàn “thương mại điện tử” cũng lần lượt ra đời từ đây, với mô hình là một “không gian ảo” cho phép sự mở rộng không giới hạn nhưng vẫn không phải trả bất kỳ chi phí mặt bằng nào trong thời kỳ “tất đất tất vàng”. Và hình thức “không gian ảo” đang được các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều vào các khía cạnh khác như: lưu trữ dữ liệu, giải pháp hạ tầng mạng và làm việc từ xa …
2. Tiết kiệm chi phí & thời gian đi lại
Ở phần tiết kiệm chi phí mặt bằng, chúng tôi có nhắc đến cụm từ “làm việc từ xa” đây không chỉ là một xu hướng đã được gọi tên rất nhiều trong mùa dịch, như một cách để doanh nghiệp vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên, vừa tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, “tiết kiệm chi phí & thời gian đi lại” cũng là một điểm cộng nữa của việc tạo ra môi trường “làm việc từ xa”.
Thêm vào đó, trong một nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các chuyến công tác tại các tỉnh thành trong và ngoài nước xảy ra một cách liên tục. Những chi phí liên quan đến việc này có thể kể đến như: chi phí vé máy bay, taxi, chi phí thuê phòng, chi phí quà cáp … Chưa kể thời gian đi lại, và bạn nghĩ thế nào nếu toàn bộ những chi phí trên được tinh giảm xuống chỉ còn “khoảng 100 – 300 $” cho một phần mềm “làm việc trực tuyến” với thời gian sử dụng là 1 năm. Đồng ý rằng, không phải tất cả hoạt động đều có thể diễn ra một cách thuận lợi thông qua cửa sổ màn hình, nhưng với những sự thích ứng mà chúng ta đã có được qua đại dịch covid-19 thì việc đi lại giờ đây chỉ nên dành cho những công việc thực sự cần thiết.
3. Tiết kiệm chi phí nhân công
“Chuyển đổi số” đang là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất hiện nay bên cạnh tình hình covid-19. Lý do để cụm từ “chuyển đổi số” nổi lên trong thời gian dịch bệnh, bởi vì nó giúp doanh nghiệp hoạt động mà không cần quá nhiều nhân công, một sự thay đổi bắt buộc khi dịch bệnh xảy ra. Và những nền tảng công nghệ để một tổ chức tiến lên “chuyển đổi số” bao gồm: hạ tầng mạng, phần mềm, máy móc và trí tuệ nhân tạo …
Nhưng tại nhiều nước phát triển, “chuyển đổi số” từ lâu đã được đầu từ và áp dụng, với một thuật ngữ có tên gọi là IOT (Internet of things). Nó giúp các tập đoàn đa quốc gia phát triển mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhân công đang ngày càng khan hiếm này.
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta có thể bắt đầu sự thay đổi này bằng cách ứng dụng công nghệ vào các hoạt động đơn giản của doanh nghiệp mình như: Các hoạt động mang tính quy trình thường xuyên lập đi lập lại, hoạt động lưu trữ và bảo mật thông tin, ứng dụng AI vào việc thu thập dữ liệu khách hàng và chăm sóc khách hàng, sử dụng các nền tảng “quản lí bằng đám mây” …
Bên cạnh việc giảm thiểu số lượng nhân viên trong công tác sản xuất và quy trình công việc, doanh nghiệp cần chú ý đầu tư vào một “giải pháp network thông minh” vì đây sẽ là nguồn sống duy trì các hoạt động “số hóa” trên. Ngoài ra, nó sẽ giúp cho bộ phận IT vận hành có thể “cover” tất cả hệ thống văn phòng và nhà máy của doanh nghiệp mà không phải trực tiếp đi tới từng nơi để đảm bảo việc vận hành không bị đình trệ và cũng đáp ứng vấn đề “tiết kiệm chi phí nhân lực” ở những khu vực này.
Văn Phúc