Theo dõi Tin tức công nghệ, nắm bắt Cơ hội hấp dẫn!

Theo dõi Tin tức công nghệ, nắm bắt Cơ hội hấp dẫn!

DWN chia sẻ nhiều thông tin hữu ích, thú vị và các Chương trình Ưu Đãi ĐẶC BIỆT thường xuyên.
Articles

Sự thay đổi và cách thích ứng của thế giới trong thời đại số – Phần 1

Trước những tác động của đại dịch Covid-19, sự chuyển dịch của các lĩnh vực trong thời đại số vốn đã nhanh nay lại càng phải trở nên gấp gáp hơn. 

1. Giáo dục trực tuyến (E-learning)

Kể từ khi đại dịch xảy ra và bắt buộc các tổ chức giáo dục từ cao đẳng đến đại học, cho tới các bậc giáo dục phổ thông như tiểu học và trung học đều phải linh động chuyển đổi giữa 2 hình thức “dạy học offline” và “dạy học online” để có thể vừa thường xuyên phổ cập kiến thức cho học viên, vừa duy trì lịch trình đào tạo của mình sao cho trùng khớp với thời gian về những kỳ thi, kỳ tuyển sinh mà bộ giáo dục đã đề ra và bên cạnh đó, cũng tuân thủ các quy định chống dịch tại địa phương. Tuy nhiên, trước sự thích ứng với thiên tai như đại dịch Covid-19, “giáo dục trực tuyến” vẫn luôn gặp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều, khi nhiều người cho rằng hình thức này không mang lại hiệu quả như cách học trước đây, và nó cũng lấy đi nhiều trải nghiệm thú vị trong thời gian cắp sách đến trường của học sinh, sinh viên.

Với quan điểm, việc “học online” sẽ không mang lại những trải nghiệm thú vị bằng việc ngồi trên lớp cùng bạn bè là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm với hình thức giáo dục “cắp sách - đến trường” và trường học luôn là một phần kỉ niệm khó quên với bất cứ ai từng trải qua giai đoạn này. Và với một sự thay đổi mang tính bước ngoặt như “giáo dục trực tuyến” thì gặp phải sự cản trở trong thời gian đầu tiên là điều không quá bất ngờ. Nhưng thực sự không phải là chúng ta chưa quen với điều này, vì từ lúc chúng ta tiếp xúc với các nền tảng “Mạng Xã Hội” thì việc gặp nhau online đã trở nên hết sức quen thuộc. Chẳng qua, đại dịch chỉ là một sự kiện để con người tạo ra nhiều hơn các công cụ hội họp trực tuyến và hợp thức hóa hình thức “giáo dục online”.

Về việc “học online” không mang lại sự hiệu quả bằng “học trên lớp” thì điều này chúng ta cần phải phân tích nhiều yếu tố. Thứ nhất, là không gian học có mang lại sự tập trung cho bạn hay chưa? Vì khi nhất thời phải thay đổi môi trường, chúng ta chưa kịp chuẩn bị cho mình một không gian thật sự lý tưởng để toàn tâm, toàn ý cho việc học. Bên cạnh đó, còn là sự làm phiền của những công việc lặc vặc, những thói quen và đặc biệt là những người thân trong gia đình. Thứ hai, là công cụ mà bạn trang bị cho con trẻ khi học online, theo khuyến cáo thì laptop và máy tính bảng là 2 công cụ phù hợp nhất cho việc học online nhưng đa phần quý phụ huynh thường trang bị những chiếc điện thoại di động, một phần do chưa có kịp chuẩn bị, một phần do tài chính khó khăn nên cũng không thể trang bị cho con em. Cuối cùng, là nguồn cung cấp Internet ổn định, một vấn đề thường xuyên xảy ra nhưng nhiều nơi không biết cách để sửa chữa và khắc phục. Không chỉ đối với những hộ gia đình mà còn kể cả với các tổ chức giáo dục.

Nhìn chung, những quan điểm không ủng hộ hình thức “giáo dục trực tuyến” đa số đến từ tâm lý ngại thay đổi hoặc chưa sẵn sàng thay đổi và chưa có những sự chuẩn bị phù hợp nhất dành cho nền tảng trực tuyến. Còn về những lợi ích mà “giáo dục trực tuyến” mang lại có lẽ đã được thể hiện quá rõ ràng trong thời gian vừa qua. Ngoài việc, giúp chúng ta có thể tiếp tục duy trì việc nạp kiến thức theo đúng lịch trình, việc “học online” còn giúp học viên dễ dàng tiếp cận được nhiều nguồn kiến thức đến từ những nơi uy tín trên khắp thế giới và tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, “giáo dục trực tuyến” sẽ tiếp tục phát triển, và trong tương lai các cơ sở giáo dục có thể kết hợp cả 2 hình thức “Online và Offline” để tạo ra nhiều môi trường đa dạng cho việc tiếp thu kiến thức và trải nghiệm của người học.

2. Thể thao điện tử (E-Sports)

Game online vốn đã là hình thức giải trí quen thuộc được mọi người hưởng ứng phổ biến trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng nó chỉ thật sự quen thuộc với giới trẻ những người thuộc lứa cuối cùng của thế hệ Millennials trở lên ( 1990 – 2005), còn với phần đông những tầng lớp từ trung niên trở về trước thì đây vẫn là một hình thức giải trí không lành mạnh, gây nghiện và mang lại những tác động không mấy tích cực đến giới trẻ. Tuy nhiên, song hành cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của các lĩnh vực công nghệ khác, game online ngày càng khẳng định chổ đứng của mình trong xã hội đặc biệt là khi Internet càng phủ sóng đến hầu hết mọi vùng lãnh thổ và điện thoại thông minh ngày càng trở thành một thiết bị không thế thiếu của mỗi người, thì các tựa game mobile cũng len lõi vào trong những công cụ này và trở thành một trong những nền tảng giải trí được nhiều lựa chọn.

Cụm từ “Gamer” có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người, khi với số lượng người chơi khổng lồ tại mỗi quốc gia nói riêng, và trên toàn thế giới nói chung với những tựa game nổi tiếng như: Dota 1 & 2, PES, GTA, League of Legends … Những giải đấu chuyên nghiệp cũng từ đó mà dần dần xuất hiện ngày càng phổ biến, khi đó chơi game không chỉ đơn thuần là để giải trí nữa, mà nó đã trở thành một cái nghề, giúp nhiều người trẻ kiếm ra tiền. Nhưng phải đến năm 2018, khi tựa game “League of Lengends” được đưa vào như một môn thể thao thi đấu tại Đại hội thể thao Châu Á 2018 được tổ chức tại Indonesia với sự hưởng ứng tích cực và tham dự từ nhiều quốc gia đã thể hiện sự thừa nhận tuyệt đối của xã hội đối với nền tảng giải trí này.

Tốc độ phát triển của game online là đều tất yếu xảy đến, nhờ các thiết bị hỗ trợ việc chơi game dễ dàng tiếp cận được với mọi người với giá cả hợp lý, hạ tầng mạng ở nhiều khu vực trên thế giới đang ngày càng được nâng cao và phát triển đến một tốc độ đáng nể. Bên cạnh đó, bài toán quản lí nguồn tài nguyên Internet này cũng đã và đang được các tổ chức làm rất tốt nhờ vào những giải pháp thông minh giúp mang lại trải nghiệm Internet ổn định cho mọi người dùng trong nhiều mục đích khác nhau.

 

 

Văn Phúc

Liên hệ với chúng tôi!

Địa chỉ

* Trụ sở chính: 35/3 Đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

* Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2, Toà nhà Kim Ánh, Số 1 - ngõ 78, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

* Chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 3, Tòa Nhà Indochina Riverside Đà Nẵng, 74 Bạch Đằng, Hải Châu

Liên hệ

* Phòng Sales: Sales@dwn.vn

   Hotline: 0908 151 409

* Tư vấn: Presales@dwn.vn (0908 151 409)

* Liên hệ đối tác: digitalworld@dwn.vn

Công ty thành viên: EmiNET Vietnam

http://www.eminet.com.sg/

Call