3 Cách giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trước đại dịch Covid-19
Hiện nay, với những biến chủng virus Covid-19 mới liên tục xuất hiện, nhiều nhà chức trách đã lên tiếng khẳng định rằng đại dịch không thể được dập tắt mà chúng ta bắt buộc phải tìm cách để “sống chung với dịch”, nếu muốn duy trì các hoạt động kinh tế và thương mại.
Và tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo cũng đang bắt đầu có những kế hoạch để chuẩn bị cho sự thích ứng này. Vậy các nhà quản trị cần phải chuẩn bị những gì cho một tương lai mà doanh nghiệp vừa phải hoạt động sản xuất, vừa phải đảm bảo được an toàn cho nhân viên của mình?
1. Tăng cường tốc độ tiêm Vaccine của nhân viên
Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, tiêm chủng Vaccine dường như là cách hiệu quả nhất trong cuộc chiến với Covid-19. Tuy nhiên, nếu ví tốc độ tiêm chủng Vaccine tại những quốc gia đang phát triển và chưa có công nghệ Vaccine cho riêng mình trong đó có nước ta, là một chiếc siêu xe “Bugatti Veyron” thì tốc độ mang Vaccine về nước hay nói đúng hơn là tốc độ sản xuất Vaccine tại những nước phát triển để đáp ứng cho nhu cầu này chỉ là một chiếc “Wave alpha”.
Theo chia sẽ từ người đại diện của tập đoàn Pfizer tại Mỹ, thì từ đây đến cuối năm 2021 họ chỉ có thể sản xuất tối đa 1 tỷ liều Vaccine để cung cấp cho cả thế giới. Trong khi đó, dân số thế giới hiện tại là hơn 7,6 tỷ người và theo khuyến nghị của WHO thì 1 người cần tiêm đủ từ 2 - 3 liều Vaccine để có khả năng miễn dịch nhanh chóng trước các biến thể mạnh như Delta.
Như vậy, có thể thấy ít nhất phải đến đầu năm 2022 các doanh nghiệp tư nhân mới có khả năng tự tiếp cận nguồn Vaccine và tự tổ chức tiêm ngừa cho nhân viên của mình để có thể đưa doanh nghiệp trở nên trạng thái “bình thường mới”. Còn hiện tại, thì họ vẫn phải dựa vào nguồn Vaccine được Bộ y tế cấp đến từng địa phương và theo thứ tự ưu tiên của từng tỉnh thành và ngành nghề khác nhau.
Để đẩy nhanh tốc độ này, các chuyên gia y tế trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu tiêm trộn nhiều loại Vaccine để xem xét hiệu quả cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra, và những bước đầu tiên đã cho thấy tín hiệu vô cùng khả quan. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên theo dõi những thông báo này từ Bộ y tế và tư vấn cho nhân viên để số lượng nhân sự đạt yêu cầu tiêm chủng được diễn ra nhanh hơn.
2. Tạo điều kiện để nhân viên "làm việc tại nhà"
Dù để đạt được yêu cầu tiêm chủng Vaccine do WHO đặt ra vào thời điểm này tại nước ta là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với số lượng lớn nhân viên đã được tiêm chủng hiện tại doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng linh động nhiều phương pháp để khôi phục trạng thái sản xuất – kinh doanh. Và việc điều chỉnh hay tạo điều kiện để nhiều bộ phận, nhiều nhân viên có thể “làm việc tại nhà” là một trong những cách hữu hiệu nhất hiện nay.
Phương pháp này mang đến 2 sự đảm bảo rõ nét nhất cho doanh nghiệp. Một là, hạn chế khả năng lây nhiễm vì khi đã giảm tải được phần lớn số lượng người tập trung tại 1 điểm thì nguy cơ lây nhiễm được giảm xuống. Bên cạnh đó, là khi nguy cơ có xảy ra số lượng người bị ảnh hưởng cũng không ở mức đáng báo động. Hai là, các phòng ban có thể linh động trong việc điều phối nhân sự và công việc. Với đặc thù những phòng ban vẫn cần có người ở văn phòng, doanh nghiệp có thể bố trí việc trực xoay ca để những người ở nhà vừa có thể làm việc, và vừa có người hỗ trợ các công việc đặc thù chỉ thực hiện được tại cơ quan. Từ đó, doanh nghiệp vừa duy trì được hoạt động kinh doanh, và khi xảy ra rủi ro về dịch bệnh hoặc công việc cũng không bị rơi vào tình cảnh quá nghiêm trọng.
3. Tận dụng tối đa công nghệ
Để tạo điều kiện cho nhân viên có thể “làm việc tại nhà” một cách hiệu quả, bên cạnh việc cung cấp “các phần mềm hội họp trực tuyến” và các trang thiết bị để nhân viên làm việc. Thì nhu cầu đầu tư vào các “giải pháp bảo mật” để phục vụ cho xu hướng này là điều rất đáng được quan tâm, đặc biệt là các “phần mềm bảo vệ thiết bị làm việc” để đảm bảo các nguy cơ tấn công từ môi trường bên ngoài, và các “giải pháp lưu trữ đám mây” để gia tăng khả năng truy cập của nhân viên từ nhiều khác nhau.
Nhưng kể cả “Tiêm Vaccine” và “làm việc tại nhà” cũng chỉ là những giải pháp được đưa trong tình thế bị động và mang tính chất giảm thiểu rủi ro, để ngăn chặn luôn những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai doanh nghiệp cần trang bị nhiều hơn nữa các “giải pháp công nghệ” mà ở đó nó vừa đóng vai trò vận hành, vừa đảm nhận luôn chức năng sản xuất và con người chỉ cần giữ vị trí điều khiển để giúp cho sự vận hành này được diễn ra một cách trơn tru nhất. Chính vì vậy, với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, quá trình tối đa hóa Internet (IoT – Internet of Things) sẽ càng được các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn trong tương lai. Các công việc như: sản xuất đòi hỏi sự chính xác cao, lưu trữ và quản lí lí thông tin, công việc giấy tờ hành chính … Đã và đang được thực hiện bởi công nghệ và giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động tại các nước đang phát triển bất kể trong đại dịch.
Tại Việt Nam, các nhà quản trị Doanh nghiệp nên bắt đầu tìm cho mình những nhà quân sự trong công cuộc chuyển đổi số mang tính chất toàn diện và trên quy mô toàn cầu này nếu không muốn tổ chức của mình bị bỏ lại phía sau hoặc mắc kẹt trong những thảm họa.
Văn Phúc