Theo dõi Tin tức công nghệ, nắm bắt Cơ hội hấp dẫn!

Theo dõi Tin tức công nghệ, nắm bắt Cơ hội hấp dẫn!

DWN chia sẻ nhiều thông tin hữu ích, thú vị và các Chương trình Ưu Đãi ĐẶC BIỆT thường xuyên.
Articles

3 Lý do doanh nghiệp cần nâng cấp “Công nghệ thông tin” ở thời điểm sau đại dịch

Sau hơn 4 tháng chống chọi với đại dịch covid-19, các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh thành khác trên toàn quốc nói chung đang bắt đầu được hoạt động trở lại và chuẩn bị tiến tới trạng thái bình thường mới khi tỷ lệ tiêm chủng của người dân đang ngày càng được nâng cao. Và đối với doanh nghiệp, đây cũng là thời điểm thích hợp để đầu tư và quay trở lại thị trường một cách mạnh mẽ sau một năm khủng hoảng vì dịch bệnh.

1. Nhiều chính sách ưu đãi

Theo thống kê từ Bộ công thương, số lượng doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại trong 9 tháng đầu năm 2021 là 12. 802 doanh nghiệp, tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm trước. Để con số này không tiếp tục gia tăng, bắt buộc chính phủ phải có nhiều chính sách hỗ trợ họ phục hồi nếu không làn sóng doanh nghiệp phá sản này sẽ tạo nên một “chuỗi Domino” như: các doanh nghiệp còn tồn tại thì mất đi lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp đã phá sản gây nên việc đứt gãy chuỗi cung ứng, số lượng lớn người lao động mất nơi làm việc và chính phủ thì cũng chịu thiệt hại nặng nề vì mất đi nguồn thu nhập từ thuế doanh nghiệp.

Về phía chính phủ, họ sẽ tung ra nhiều chương trình hỗ trợ thông qua các gói kích cầu, dưới hình thức là giảm lãi suất các gói vay sản xuất – kinh doanh từ các ngân hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các chủ doanh nghiệp tiếp cận một nguồn vốn với chi phí tốt và tận dụng để đầu tư vào những nơi mà tổ chức của mình còn thiếu sót trong thời gian qua, điển hình là đầu tư vào hạ tầng công nghệ.

Về phía nhà cung cấp, nhận thấy sau đại dịch là thời điểm tốt để các doanh nghiệp đầu tư để phục hồi lại các hoạt động sản xuất – kinh doanh và cái khó của họ sẽ là việc không đủ tiềm lực tài chính nếu gặp sự cản trở về giá và các phương thức thanh toán cứng nhắc. Chính vì vậy, người bán sẽ tận dụng thời điểm này để tạo ra những chương trình khuyến mãi tốt để nhanh chóng giảm tải lượng lớn hàng tồn kho đã tồn đọng khá dài trong thời gian qua. Bên cạnh đó, những phương thức thanh toán linh động cũng là một cách để người bán giữ chân và hợp tác lâu dài với những khách hàng tiềm năng này.

2. Chuyển đổi số để thích ứng với xu thế

Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số? Có lẽ chính việc phải chật vật để vận hành tổ chức của mình trong thời gian giãn cách, cùng với đó là việc ăn nên làm ra của các “Start-up công nghệ” trong chính giai đoạn khó khăn vừa qua là câu trả lời đã quá rõ ràng cho việc này. Chuyển đổi số đã mang lại rất nhiều lợi ích và sự cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó điển hình là 3 yếu tố sau:

- Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và linh hoạt: “Work from home” là cụm từ đã rất phổ biến với giới tri thức trong những năm trở lại đây, là hình giúp các tổ chức vẫn có thể vận hành trong bối cảnh mà không cần phải đến trực tiếp văn phòng và hiện tại những tập đoàn hàng đầu tại các quốc gia phát triển vẫn đang áp dụng song song cả 2 hình thức làm việc từ xa và tại chổ cho nhân viên của mình. Bên cạnh đó, với những công ty có nhiều đối tác trên toàn thế giới 1 phần mềm làm việc từ xa an toàn và hoạt động ổn định cũng chính là cách họ đánh giá sự chuyên nghiệp của nhau trước khi đồng ý hợp tác.

- Phục vụ hành vi mua sắm của người tiêu dùng: “Mua sắm online” là cụm từ phổ biến tiếp theo nằm trong “Top trending mùa Covid-19”. Hành vi này tuy đã có từ trước nhưng không thực sự được nhiều người sử dụng rộng rãi do khách hàng vẫn thích trải nghiệm mua hàng trực tiếp. Nhưng giờ khi nhận ra sự tiện dụng của kênh mua sắm này thì việc người tiêu dùng sẽ gắn bó lâu dài với nó là điều hoàn toàn dễ hiểu.

- Ứng phó với viễn cảnh thiếu hụt nhân sự: Thiếu nhân sự sau đại dịch chắc chắn là điều mà hầu hết doanh nghiệp điều gặp phải. Một phần vì người lao động chưa dám quay trở lại với các thành phố lớn, một phần nữa vì xu hướng “bỏ phố về quê” đang nổi lên như một phong trào gần đây. Vậy để xoay sở trong viễn cảnh ấy, doanh nghiệp cần sử dụng nguồn nhân lực sẵn có của mình cho những vị trí thực sự cần thiết và để công nghệ đảm nhận những công việc mang tính thủ tục, hành chính.

3. Tăng năng suất

Trong một cuộc đua, thời điểm để một đua thực thu có được lợi thế và vượt qua các đối thủ còn lại trên đường đua, chính là khi đến vị trí có những chướng ngại vật, những khúc cua quanh co. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đang gặp phải một chướng ngại vật rất lớn mang tên Covid-19, con số những doanh nghiệp phải bỏ cuộc ở chặng đua này đã được chúng tôi thống kê ở trên. Nhưng trên đường đua cũng như trên thương trường thì bất lợi của đối thủ cũng chính là lợi thế của ta, và khi những doanh nghiệp nào kịp ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong khi đối thủ vẫn còn đang loay hoay tìm hướng đi sau đại dịch thì lúc đó thị phần của các doanh nghiệp trên sớm muộn gì cũng sẽ thuộc về tổ chức đang phát triển.

 

 

Văn Phúc

 

 

 

Liên hệ với chúng tôi!

Địa chỉ

* Trụ sở chính: 35/3 Đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

* Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2, Toà nhà Kim Ánh, Số 1 - ngõ 78, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

* Chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 3, Tòa Nhà Indochina Riverside Đà Nẵng, 74 Bạch Đằng, Hải Châu

Liên hệ

* Phòng Sales: Sales@dwn.vn

   Hotline: 0908 151 409

* Tư vấn: Presales@dwn.vn (0908 151 409)

* Liên hệ đối tác: digitalworld@dwn.vn

Công ty thành viên: EmiNET Vietnam

http://www.eminet.com.sg/

Call